Kinh doanh dịch vụ lưu trú hiện nay là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta. Với lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng trưởng tốt qua mỗi năm, khách sạn mọc lên ngày một nhiều dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi những chủ khách sạn cần hoạch định chiến lược kinh doanh tốt và thu hút du khách hiệu quả.

Vậy ngành kinh doanh khách sạn là gì? Làm thế nào để hiểu đúng, hiểu sâu về ngành để nâng cao hiệu quả kinh doanh? Chúng ta cùng thảo luận trong bài viết nhé.

Kinh doanh khách sạn là gì?

Kinh doanh khách sạn là hình thức kinh doanh dịch vụ trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng nhằm đáp ứng các như cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của họ nhằm mục đích lợi nhuận.
Loaij hình kinh doanh này gồm có: kinh doanh lưu trú và kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê chỗ ở và các dịch vụ bổ sung khách cho khách hàng trong thời gian lưu lại các địa điểm du lịch. Kinh doanh ăn uống là chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống dành cho thực khách.

Kinh doanh lưu trú

Ngành kinh doanh khách sạn ra đời từ mục đích cơ bản nhất là cung cấp nơi lưu trú cho những người có nhu cầu lưu lại những địa điểm du lịch hoặc một địa điểm nào đó. Những điều cần và phải có khi cung cấp nơi lưu trú tạm thời cho khách hàng gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị và tiện nghi.

Cơ sở vật chất ví dụ như phòng nghỉ, nơi sinh hoạt cá nhân. Trang thiết bị ví dụ như khăn khách sạn, giường nằm, bồn tắm, … ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận khách hàng. Kinh doanh lưu trú trong ngành kinh doanh khách sạn tốt là điều kiện cần và đủ đầu tiên mà người kinh doanh khách sạn luôn cần lưu tâm. Theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn là việc chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ cho khách.

Kinh doanh lưu trú

Kinh doanh ăn uống

Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở thuật ngữ “kinh doanh lưu trú”, việc này sẽ bó hẹp phạm vi của lĩnh vực họat động kinh doanh khách sạn. Vì đơn giản ngoài nhu cầu ngủ nghỉ và hoạt động lưu trú ra, khách hàng luôn có những nhu cầu khác. Để đáp ứng những nhu cầu đó, ngành kinh doanh nayf mở rộng thêm nhiều dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, thể thao, chăm sóc sắc đẹp, …

Nói tới kinh doanh ăn uống, ban đầu đây chỉ là một bộ phận sinh ra để đáp ứng nhu cầu cơ bản (Food & Beverage) nhưng sau này con người cần nhiều hơn từ ăn đủ no, ngủ đủ ấm đến ăn phải ngon, ở phải thoải mái. Từ đó, ngành kinh doanh ăn uống phát triển mạnh mẽ, luôn cần đầu tư nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu và trở thành một mũi ngành mũi nhọn nằm trong kế hoạch phát triển kinh doanh mà khách sạn phải có.

Kinh doanh ăn uống trong mô hình kinh doanh khách sạn

Điều kiện để kinh doanh khách sạn

Vốn kinh doanh

Vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động kinh doanh. Để chuẩn bị cho loại hình kinh doanh này bạn phải chuẩn bị kinh phí để thuê mua mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, duy trì hoạt động cho khách sạn, thuê nhân viên, mua sắm nội thất, trang thiết bị (khăn khách sạn chẳng hạn) …

Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng

Để có thể kinh doanh loại hình khách sạn, chủ đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ những tiêu chí về thị trường ngành hiện tại và tương lai của ngành tại khu vực mà mình tiến hành đầu tư:

  • Khu vực này đó có thực sự phù hợp?
  • Nhóm khách hàng mục tiêu của khách sạn là ai?
  • Nhóm khách hàng đó có tính chất như thế nào, nhu cầu (insight) của họ ra sao?
  • Loại khách sạn mà chủ đầu tư muốn hướng tới?
  • Vật tư, cơ sở vật chất nên đầu tư chất lượng thế nào, giá thành nên theo chi phí hay theo đối thủ cạnh tranh?

Nghiên cứu thị trường kinh doanh ngành khách sạn kỹ lưỡng
Sau khi trả lời được tất cả các câu hỏi này, bạn sẽ biết được hướng đi phù hợp với điều kiện hiện tại của mình.

Địa điểm kinh doanh

Với một địa điểm đẹp, vị trí thuận lợi, dễ gây được chú ý cũng như đó là điểm nằm gần các khu vực đông đúc, nhiều hoạt động thương mại, thường xuyên tổ chức các hoạt động hội nghị, sự kiện hay các khu du lịch thì đó sẽ là một địa điểm tuyệt vời cho sự khởi đầu.

Thủ tục cấp phép kinh doanh

Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ luôn được coi là một ngành kinh doanh nhạy cảm do việc biến tướng của hoạt động này ở một số địa điểm của Việt Nam. Vì thế, thủ tục giấy tờ ngành kinh doanh này đòi hỏi rõ ràng, cụ thể và cần được chuẩn bị theo một trình tự nhất định.
Ngoài giấy phép kinh doanh còn nhiều loại giấy phép con khác doanh nghiệp nên tìm hiểu để không bị vướng khi kinh doanh: Giấy an ninh trật tự, cam kết bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, giấy phép hạng sao khách sạn, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…

Thời gian thi công và hoàn thành

Việc xây dựng khách sạn không phải là việc một sớm một chiều, do đó bạn cần tính toán thời gian khởi công sao cho trong quá trình xây dựng hạn chế được ảnh hưởng của thời tiết như bão, lũ lụt…
Đồng thời, thời gian hoàn thành cần được dự kiến chính xác nhằm phục vụ cho hoạt động khánh thành và các công việc làm ăn đầu tiên.

Tuyển nhân viên có trình độ và phù hợp với khách sạn

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc thành bại của một doanh nghiệp, ngành kinh doanh khách sạn cũng không phải là ngoại lệ.

Do đó cần có một đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở cũng như có khả năng xử lí các tình huống bất cập xảy ra trong quá trình kinh doanh. Đồng thời, cần tuyển những nhóm nhân viên có thể tin tưởng và làm việc một cách rõ ràng, minh bạch.

Hy vọng những góp ý và chia sẻ này có thể giúp những chủ khách sạn phát triển tốt hơn công việc kinh doanh của mình. Công ty Antus luôn cố gắng giúp đỡ công việc kinh doanh khách sạn của bạn tốt hơn bằng cách cung cấp những bài viết hữu ích, hãy ghé thăm thường xuyên nhé.

Xem thêm: Bạn đã biết 4 tiêu chí đánh giá chất lượng phục vụ buồng phòng trong khách sạn chưa?